0

Dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì? | Safe and Sound

Bác sĩ tâm lý khẳng định, những dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì khá tương đồng với chứng bệnh trầm cảm đối với các đối tượng khác. Người bệnh luôn cảm thấy chán nản, ủ rũ, tuyệt vọng, mất dần hứng thú với các sự kiện xảy ra xung quanh, không còn niềm tin và hy vọng vào tương lai

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì là đối tượng dễ bị bệnh trầm cảm. Theo bác sĩ tâm lý, lúc này, trẻ có nhiều sự thay đổi về ngoại hình, hành vi, cảm xúc, suy nghĩ khiến trẻ không thể thích ứng kịp. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị bệnh trầm cảm:

1.1. Khí sắc kém, luôn trầm buồn

Bác sĩ tâm lý cho biết, đây được xem là biểu hiện đặc trưng của tất cả những người bệnh trầm cảm. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt giữa trầm cảm và nỗi buồn thông thường. Đa số, trẻ bị bệnh trầm cảm luôn cảm thấy chán nản, thiếu sức sống, không có năng lượng để làm việc gì cả. Triệu chứng này sẽ thường xuyên xuất hiện và kéo dài liên tục nhưng không xác định được cụ thể nguyên nhân.

Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, phụ huynh cũng sẽ thấy trẻ trở nên trầm tính, ít nói hơn so với bình thường, trẻ không còn hứng thú, chán nản đối với những hoạt động vui chơi bên ngoài

Ảnh 1: Trẻ bị trầm cảm luôn cảm thấy buồn bã, chán nản và không muốn giao tiếp với bất kì ai

1.2. Cảm thấy tuyệt vọng, bi quan

Những trẻ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì thường sẽ không còn niềm tin vào tương lai và cuộc sống. Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh rằng, trẻ luôn cảm thấy tuyệt vọng, chán nản và cho rằng bản thân đang là nạn nhân của tất cả sự việc đang diễn ra xung quanh.

Người bệnh thường cảm thấy bị bỏ rơi hoặc nghĩ rằng những người bên cạnh đang nhìn mình với ánh mắt thương hại. Bác sĩ tâm lý cho biết, bệnh nhân càng có xu hướng cô lập bản thân, không trò chuyện hay giao tiếp với bất cứ ai, họ sẽ tự tạo cho mình một vỏ bọc để chống lại thế giới bên ngoài.

1.3. Mất dần hứng thú với mọi việc

Theo bác sĩ tâm lý, người bệnh sẽ dần thấy chán nản, không còn cảm thấy hứng thú đối với bất cứ hoạt động vui chơi, giải trí nào, ngay cả những việc đã từng yêu thích trước kia. Lúc này trẻ sẽ không muốn chia sẻ, trò chuyện với ai, kể cả những bạn bè thân thiết hay người thân trong gia đình. Trẻ sẽ thích ở một mình, ngồi yên một chỗ, nhất là những nơi ít ánh sáng.

1.4. Khó tập trung, suy giảm trí nhớ

Bác sĩ tâm lý cho biết, những triệu chứng như mệt mỏi, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng thường xuyên xuất hiện và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ làm cho người bệnh dần khó tập trung hơn, hầu như trẻ không thể hoàn thành tốt được việc học hay các công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, trí nhớ của trẻ cũng sẽ bị suy giảm đáng kể, trẻ không thể ghi nhớ được khối lượng lớn công việc và rất hay quên các nhiệm vụ, những việc cần làm.

1.5. Dễ kích động, nóng giận vô cớ

Ảnh 2: Trẻ dễ bị kích động và nóng giận

Khi trẻ phải chịu áp lực, căng thẳng trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến trẻ dễ kích động, cáu gắt một cách vô cớ. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, ngay cả những lúc các sự việc diễn ra bình thường cũng khiến cho trẻ cảm thấy giận dữ, khó chịu.

Khi các cơn nóng giận không được giải tỏa mà càng ngày càng tăng cao sẽ khiến cho trẻ có xu hướng thực hiện các hành vi gây tổn hại đến bản thân hoặc những người xung quanh như la hét, đập phá, cào cấu,…

1.6. Cảm thấy bản thân tội lỗi, vô dụng

Khi trẻ liên tục không thể thực hiện được các việc làm bình thường hàng ngày, thành tích học tập bị giảm đi đáng kể sẽ dần tạo cho trẻ cảm giác bản thân vô dụng. Từ đó trẻ sẽ thấy tội lỗi và tự giày vò chính mình. Theo bác sĩ tâm lý, điều này cũng làm cho trẻ dần trở nên tự ti, chán nản, không tin vào khả năng của bản thân và có xu hướng không muốn thực hiện bất kì công việc nào, thậm chí là tự vệ sinh cá nhân.

1.7. Nhạy cảm với những lời phê bình

Bác sĩ tâm lý cho biết, trẻ em khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ nhạy cảm hơn đối với những lời phê bình, chê bai của người lớn. Đặc biệt là ở những trẻ mắc bệnh trầm cảm còn cảm thấy bị xem thường, xúc phạm khi cha mẹ hoặc những người thân có những lời phê bình, góp ý. Khi nghe thấy những lời này, phản ứng đầu tiên của trẻ là phản kháng lại bằng lời nói hoặc sự tức giận

Ảnh 3: Trẻ nhạy cảm với những lời phê bình của người lớn

1.8. Nổi loạn, chống đối

Bệnh trầm cảm có thể khiến cho trẻ trở nên chống đối, nổi loạn, không muốn tiếp nhận hay lắng nghe bất kì ý kiến nào từ những người xung quanh. Bác sĩ tâm lý nhận thấy, khi trẻ cảm thấy không hài lòng, chán nản, trẻ sẽ có những hành vi, lời nói phản kháng lại những vấn đề mà cha mẹ đang đề cập đến.

Ngoài ra, trẻ sẽ dần xa lánh với mọi người, luôn có cảm giác đề phòng với những người xung quanh. Đặc biệt hơn là khi trẻ cảm thấy bản thân đang bị tấn công bởi những hành động hay lời nói nào đó, trẻ sẽ thường phản kháng lại và dừng tiếp nhận thông tin.

Cần chú ý rằng không phải ai cũng trải qua tất cả các giai đoạn này và mức độ của bệnh trầm cảm có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.

Người mắc bệnh trầm cảm cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Vậy Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào để vượt qua vấn đề này?

2. Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì đang xảy ra ngày càng phổ biến. Các bác sĩ tâm lý cho biết, bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì phát triển rất phức tạp. và Nếu cha mẹ không sớm phát hiện và can thiệp điều trị cho trẻ thì rất nhiều rủi ro đáng quan ngại có thể phát sinh.

Theo bác sĩ tâm lý, nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề trầm cảm của trẻ có  thể khiến cho trẻ giảm khả năng tiếp thu. Từ đó khiến kết quả học tập bị suy giảm. Hơn nữa, trẻ còn hình thành ý nghĩ bi quan, buồn bã, chán nản và tuyệt vọng kéo dài. Với kỹ năng và kinh nghiệm sống còn hạn chế, trẻ có thể tìm đến các hành vi gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Ảnh 4: Trầm cảm tuổi dậy thì có thể khiến trẻ cố gắng tìm đến hành vi tự tử

Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, trong một số trường hợp, bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể tiến triển rất nghiêm trọng. Đặc biệt là ở những đứa trẻ lạm dụng rượu hay chất kích thích. Chúng có thể thường nghĩ về hoặc cố gắng tự tử. Một điều đáng báo động là số ca tự tử thành công đang ngày càng tăng lên.

Bác sĩ tâm lý khẳng định, điều quan trọng là bố mẹ cần sớm phát hiện khi con bạn có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Đồng thời tìm cách ngăn chặn chúng một cách rất nghiêm túc khi nhận thấy bất thường.

3. Hướng điều trị bệnh trầm cảm ở đối tượng trẻ tuổi dậy thì.

Việc phát hiện và xử trí bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì thông qua điều trị tâm lý sẽ giúp bệnh nhân sớm nhận thức được vấn đề của bản thân và thiết lập nên mục tiêu, phương pháp quản lý các vấn đề liên quan. Liệu pháp tâm lý nhận thức - hành vi có thể hỗ trợ người bệnh tạo ra sự kết nối giữa tư duy, cảm giác và hành động; nhận biết các dấu hiệu xuất hiện trước khi sự thay đổi hành vi diễn ra và phát triển chiến lược ứng phó. 

Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc điều trị bệnh trầm cảm. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đề giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

4. Bác sỹ tâm lý Safe and Sound sẽ giúp con bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

: Dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound